Ưu nhược điểm của các loại inverter điện mặt trời hiện nay
Với nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng mặt trời như hiện nay thì thiết bị biến tần điện năng lượng mặt trời (inverter) là một trong những điều quan trọng không thể bỏ qua. Tuy nhiên, làm sao để chọn đúng sản phẩm mình cần trong các loại inverter điện mặt trời đang có trên thị trường hiện nay thì không phải ai cũng biết.
Inverter điện mặt trời có những loại nào?
Trong hệ thống điện mặt trời, ngoài những tấm pin năng lượng mặt trời, có thể nói inverter là thiết bị quan trọng nhất. Nếu thiếu chúng thì quá trình chuyển hóa dòng điện sẽ không thể diễn ra được. Và nguồn điện mà ta thu vào từ tấm pin cũng hoàn toàn không sử dụng được. Hiện nay, trên thị trường có 3 loại inverter năng lượng mặt trời phổ biến nhất:
- Biến tần tập trung – còn gọi là String Inverter.
- Biến tần vi mô – còn gọi là Micro Inverter.
- Biến tần chuỗi kết hợp tối ưu hóa – còn gọi là Power Optimizer.
Mỗi loại biến tần sẽ những cơ chế hoạt động, chức năng cũng như lợi ích sử dụng khác nhau. Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng của mình để có thể chọn được cho mình loại sản phẩm phù hợp nhất.
Chi tiết về ưu nhược điểm của các loại inverter điện mặt trời
Biến tần tập trung – String Inverter
Biến tần tập trung hay còn gọi là biến tần chuỗi, là điểm “dừng chân” cuối cùng của dòng điện 1 chiều (DC) mà hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời tạo ra. Sau quá trình chuyển hóa từ DC thành AC, dòng điện sẽ được đưa đến cho các thiết bị sử dụng.
Ưu điểm của String Inverter
String Inverter là loại biến tần có thể có nhiều đầu vào. Điều này giúp chúng có thể liên kết với nhiều chuỗi của tấm pin năng lượng mặt trời lại với nhau. Thực tế, ta có thể sử dụng duy nhất 1 inverter cho 3 chuỗi pin mặt trời. Vậy, ta có được một hệ thống điện với 27 tấm pin chỉ kết nối với 1 String inverter. Điều này mang đến nguồn lợi chi phí lớn, làm giảm được chi phí đầu tư ban đầu tới mức tối đa. So với các loại inverter điện mặt trời khác thì String Inverter có yêu cầu lắp đặt cao hơn rất nhiều hơn.
Nhược điểm của String Inverter
Thiết kế của dàn pin năng lượng mặt trời khi sử dụng String Inverter cần phải có một số điều kiện tiên quyết như: cùng độ dài, đồng nhất 1 loại pin và có độ nghiêng giống nhau. Do đó, mái nhà đa hướng sẽ không thể đấu nối cùng một inverter được.
Ngoài ra, cáp DC nối tiếp các tấm pin mang điện áp rất cao, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Đặc biệt, người sử dụng không thể nhận biết được tình trạng thực tế của mỗi tấm pin, gây ra sự khó khăn trong quá trình bảo trì và sửa chữa.
Biến tần vi mô (Micro Inverter)
Biến tần vi mô hay còn được gọi là Inverter phân tán. Khác với các loại inverter điện mặt trời khác, khi sử dụng Micro Inverter mỗi tấm pin (hoặc nhiều hơn là một cặp pin) sẽ được đấu với 1 inverter riêng biệt. Chúng được lắp đặt ngay dưới các tấm pin mặt trời, được đấu song song với nhau và được hòa lưới.
Ưu điểm của Micro Inverter
Ưu điểm nổi bật đầu tiên của Micro Inverter so với các loại inverter điện mặt trời đó chính là việc tối ưu công suất của từng tấm pin và tối ưu công suất cực đại của toàn hệ thống.
Micro Inverter có độ ổn định cao trong quá trình hoạt động và chúng hoạt động một cách riêng lẻ, không ảnh hưởng đến nhau nếu có 1 hoặc 1 vài tấm pin gặp trục trặc. Điều này cũng giúp khắc phục hầu hết tất cả các vấn đề mà String Inverter gặp phải. Ngoài ra, Micro Inverter còn rất phù hợp với điều kiện tài chính và dễ dàng nâng cấp hệ thống về sau.
Nhược điểm của Micro Inverter
Đi đôi với tính năng vượt trội, Micro Inverter lại có giá thành cao hơn hẳn so với các loại inverter điện mặt trời khác.
Ngoài ra, loại biến tần này cũng chỉ hoạt động trong hệ thống điện mặt trời nối lưới và được lắp đặt ngay phía dưới pin mặt trời. Vì thế, nếu gặp phải lỗi hoặc trục trặc kỹ thuật, sẽ gặp trở ngại trong công tác tháo lắp sửa chữa.
Biến tần chuỗi kết hợp tối ưu hóa (Power Optimizer)
Power Optimizer là một giải pháp hiệu quả giúp khắc phục vấn đề khi các tấm pin mặt trời không nhận được các bức xạ ánh sáng như nhau. Mỗi tấm pin mặt trời sẽ được gắn một bộ tối ưu hóa. Thiết bị này giúp người dùng có thể dễ dàng kiểm soát các tấm pin mặt trời một cách độc lập và đảm bảo chúng sẽ không gây bất kỳ trở ngại nào cho hệ thống.
Ưu điểm của Power Optimizer
Power Optimizer mang đến khả năng hỗ trợ tối ưu hóa tối đa lượng điện được tạo ra cho toàn hệ thống. Chúng cũng dễ dàng hơn trong lắp đặt, bạn có thể lắp tại bất kỳ vị trí nào chỉ cần nơi đó có thể đón nhận được lượng ánh sáng tốt.
Ngoài ra, Power Optimizer cũng dễ dàng kiểm soát, kiểm tra tình trạng thực tế của từng tấm pin mặt trời để có thể nhanh chóng phát hiện những vấn đề của hệ thống pin, nhằm kiểm tra, sửa chữa kịp thời. Đồng thời, sản phẩm còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng mỗi khi sửa chữa hay bảo trì.
Nhược điểm của Power Optimizer
So với các loại inverter điện mặt trời khác thì giá thành của Power Optimizer rất cao. Ngoài ra, chúng còn có một nhược điểm đó là về sản lượng điện sản xuất ra chỉ đảm bảo khi hệ thống pin được lắp đặt tại vị trí tốt nhất, đón được nhiều ánh nắng mặt trời nhất.
Hiện nay các loại inverter điện mặt trời có rất nhiều loại khác nhau, để người dùng có thể lựa chọn được đúng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế, hãy tìm hiểu thật kỹ. Nếu bạn muốn được tư vấn và giới thiệu thêm về bất kỳ sản phẩm nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Hanasun theo thông tin dưới đây nhé!
Thông tin liên hệ:
🌍 Xem thêm mặt hàng khác tại :https://hanasun.com.vn/
📬 387-388/5B, Khu phố 5B, P. Tân Biên - Tp. Biên Hòa, T. Đồng Nai
☎️ Hotline Tư vấn & Giao hàng: 02513.881.818 - 0931.034.034
💌 Sales@tbds.vn